Hướng dẫn test lỗi và bảng mã lỗi điều hòa Daikin

Điều hòa Daikin đượ thị trường Việt Nam rất ưa chuộng với các tính năng ưu việt và độ bền tương đối tốt. Cũng  như các thiết bị điện tử khác, điều hòa Daikin cũng thường gặp phải một số lỗi do nhà sản xuất hoặc do người dùng. Để dễ dàng hơn trong công việc sửa chữa điều hòa, hôm nay Trung tâm bảo hành Daikin hướng dẫn các bạn test lỗi và bảng mã lỗi chuản của điều hòa Daikin do Daikin Việt Nam cung cấp.

Hướng dẫn test lỗi máy điều hòa Daikin inverter
Bước 1 : dùng que tăm giữ nút CHECk khoảng 5 giây, cho đến khi màn hình hiện dấu –

Bước 2 : Hướng remote control về điều hòa bị lỗi, nhấn giữ nút TIMER, mỗi lần nhấn nút màn hình sẽ tuần tự hiện mã lỗi và đèn báo POWER trên điều hòa sẽ chớp một lần để xác nhận tín hiệu.
Bước 3 : Khi đèn báo POWER sáng và điều hòa phát tiếng bíp liên tục trong 4 giây, mã lỗi đang xuất hiện trên màn hình là mã lỗi của điều hòa đang gặp.
Bước 4 : Chế độ truy vấn mã lỗi sẽ ngắt khi nhấn giữ nút CHECK trong 5 giây hoặc tự kết thúc sau 20 giaayneesu không thực hiện thêm thao tác.
Bước 5 : Tạm thời xóa lỗi trên điều hòa bằng cách ngắt nguồn cung cấp hoặc ấn AC RESET và cho điều hòa hoạt động lại để kiểm tra lỗi có xuất hiện lại không.
Bảng mã lỗi chuẩn do Daikin Việt Nam cũng cấp
Dưới đây là bảng mã lỗi chuẩn của điều hòa Daikin và hướng khắc phục sửa chữa điều hòa Daikin
A0: Lỗi của thiết bị bảo vệ bên ngoài.
– Kiểm tra lại cài đặt và thiết bị kết nối bên ngoài.
– Thiết bị không tương thích.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
A1: Lỗi ở board mạch.
– Thay board mạch dàn lạnh.
A3: Lỗi ở hệ thống điều khiển mức nước xả (33H).
– Điện không được cung cấp.
– Kiểm tra công tắc phao.
– Kiểm tra bơm nước xả.
– Kiểm tra đường ống nước xả có đảm bảo độ dốc không.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Lỏng dây kết nối.
A6: Motor quạt (MF) bị hỏng, quá tải.
– Thay mô tơ quạt mới
– Lỗi kết nối dây giữa mô tơ quạt và board mạch dàn lạnh
A7: Motor cánh đảo gió bị lỗi
– Kiểm tra mô tơ cánh đảo gió.
– Cánh đảo gió bị kẹt.
– Lỗi kết nối dây mô tơ Swing.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
A9: Lỗi van tiết lưu điện tử (20E).
– Kiểm tra cuộn dây van tiết lưu điện tử, thân van.
– Kết nối dây bị lỗi.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
AF: Lỗi mực thoát nước xả dàn lạnh.
– Kiểm tra đường ống thoát nước.
– PCB dàn lạnh.
– Bộ phụ kiện tùy chọn (độ ẩm) bị lỗi.
C4: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) ở dàn trao đổi nhiệt.
– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống gas lỏng.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
C5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi.
– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống gas hơi.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
C9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió hồi.
– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió hồi
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
CJ: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ trên remote điều khiển.
– Lỗi cảm biến nhiệt độ của điều khiển.
– Lỗi board mạch romote điều khiển.
E1: Lỗi của board mạch.
– Thay board mạch dàn nóng.
E3: Lỗi do sự tác động của công tắc cao áp.
– Kiểm tra áp suất cao dẫn tới tác động của công tắc áp suất cao.
– Lỗi công tắc áp suất cao.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Lỗi cảm biến áp lực cao.
– Lỗi tức thời – như do mất điện đột ngột.
E4: Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp.
– Áp suất thấp bất thường (<0,07 Mpa).
– Lỗi cảm biến áp suất thấp.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Van chặn không được mở.
E5: Lỗi do động cơ máy nén inverter.
– Máy nén inverter bị kẹt, bị dò điện, bị lỗi cuộn dây.
– Dây chân lock bị sai (U,V,W)
– Lỗi bo biến tần
– Van chặn chưa mở.
– Chênh lệch áp lực cao khi khởi động (>0.5Mpa).
E6: Lỗi do máy nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng.
– Van chặn chưa mở.
– Dàn nóng không giải nhiệt tốt.
– Điện áp cấp không đúng.
– Khởi động từ bị lỗi.
– Hỏng máy nén thường.
– Cảm biến dòng bị lỗi.
E7: Lỗi ở mô tơ quạt dàn nóng.
– Lỗi kết nối quạt và board mạch dàn nóng.
– Quạt bị kẹt.
– Lỗi mô tơ quạt dàn nóng.
– Lỗi bo biến tần quạt dàn nóng.
F3: Nhiệt độ đường ống đẩy không bình thường.
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ ống đẩy.
– Cảm biến nhiệt độ ống đẩy bị lỗi hoặc sai vị trí.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
H7: Tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng không bình thường.
– Lỗi quạt dàn nóng.
– Bo Inverter quạt lỗi.
– Dây truyền tín hiệu lỗi.
H9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió bên ngoài.
– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió ra dàn nóng bị lỗi.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
J2: Lỗi ở đầu cảm biến dòng điện.
– Kiểm tra cảm biến dòng bị lỗi.
– Board mạch dàn nóng bị lỗi.
J3: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ đường ống gas đi (R31T~R33T).
– Lỗi cảm biến nhiệt độ ống đẩy.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ.
J5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về.
– Lỗi cảm biến nhiệt độ ống hút
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ.
J9: Lỗi cảm biến độ quá lạnh (R5T)
– Lỗi cảm biến độ quá lạnh R5T.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
JA: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas đi.
– Lỗi cảm biến áp suất cao.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai
JC: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas về.
– Lỗi cảm biến áp suất thấp
– Lỗi bo dàn nóng
– Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai.
L4: Lỗi do nhiệt độ cánh tản nhiệt bộ biến tần tăng.
– Nhiệt độ cánh tản nhiệt tăng cao (≥93°C).
– Lỗi board mạch.
– Lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt.
L5: Máy nén biến tần bất thường.
– Hư cuộn dây máy nén Inverter.
– Lỗi khởi động máy nén.
– Bo Inverter bị lỗi.
L8: Lỗi do dòng biến tần không bình thường.
– Máy nén Inverter quá tải.
– Lỗi bo Inverter.
– Máy nén hỏng cuộn dây( dò điện, dây chân lock…).
– Máy nén (block) bị lỗi.
L9: Lỗi do sự khởi động máy nén biến tần.
– Lỗi máy nén Inverter.
– Lỗi dây kết nối sai (U,V,W,N).
– Không đảm bảo chênh lệch áp suất cao áp và hạ áp khi khởi động.
– Van chặn chưa mở.
– Lỗi bo Inverter.
LC: Lỗi do tín hiệu giữa bo Inverter và bo điều khiển.
– Lỗi do kết nối giữa bộ Inverter và bộ điều khiển dàn nóng.
– Lỗi bo điều khiển dàn nóng.
– Lỗi bo Inverter.
– Lỗi bộ lọc nhiễu.
– Lỗi quạt Inverter.
– Kết nối quạt không đúng.
– Lỗi máy nén (block).
– Lỗi mô tơ quạt.
P4: Lỗi cảm biến tăng nhiệt độ cánh tản nhiệt Inverter.
– Lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt.
– Lỗi bo Inverter.
PJ: Lỗi cài đặt công suất dàn nóng.
– Chưa cài đặt công suất dàn nóng.
– Cài đặt sai công suất dàn nóng khi thay thế bo dàn nóng.
U0: Cảnh báo thiếu gas.
– Thiếu ga hoặc ngẹt ống ga (lỗi thi công đường ống).
– Lỗi cảm biến nhiệt (R4T, R7T).
– Lỗi cảm biến áp suất thấp.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
U1: Ngược pha, mất pha.
– Nguồn cấp bị ngược pha.
– Nguồn cấp bị mất pha.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
U2: Không đủ điện áp nguồn hoặc bị tụt áp nhanh.
– Nguồn điện cấp không đủ.
– Lỗi nguồn tức thời.
– Mất pha.
– Lỗi bo Inverter.
– Lỗi bo điều khiển dàn nóng.
– Lỗi dây ở mạch chính.
– Lỗi máy nén (block)
– Lỗi mô tơ quạt.
– Lỗi dây truyền tín hiệu.
U3: Lỗi do sự vận hành kiểm tra không được thực hiện.
– Chạy kiểm tra lại hệ thống.
U4: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng.
– Dây giữa dàn lạnh – dàn nóng, dàn nóng – dàn nóng bị đứt, ngắn mạch hoặc đấu sai (F1,F2)
– Nguồn dàn nóng hoặc dàn lạnh bị mất.
– Hệ thống địa chỉ không phù hợp.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
U5: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa dàn lạnh và remote.
– Kiểm tra đường truyền giữa dàn lạnh và remote.
– Kiểm tra lại cài đặt nếu 1 dàn lạnh sử dụng 2 remote.
– Lỗi bo remote.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Lỗi có thể xảy ra do nhiễu.
U7: Lỗi truyền tín hiệu giữa các dàn nóng.
– Kiểm tra kết nối giữa dàn nóng và Adapter điều khiển C/H.
– Kiểm tra dây tín hiệu giữa dàn nóng với dàn nóng.
– Kiểm tra board mạch dàn nóng.
– Lỗi Adapter điều khiển Cool/Heat.
– Adapter điều khiển Cool/Heat không tương thích.
– Địa chỉ không đúng (dàn nóng và Adapter điều khiển C/H).
U8: Lỗi đường truyền tín hiệu giữa các remote “M” và ”S”.
– Kiểm tra lại dây truyền tín hiệu giữa remote chính và phụ.
– Lỗi bo remote.
– Lỗi kết nối điều khiển phụ.
U9: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng trong cùng một hệ thống.
– Kiểm tra lại Dây truyền tín hiệu bên trong và bên ngoài hệ thống.
– Kiểm tra lại van tiết lưu điện tử trên dàn lạnh của hệ thống.
– Lỗi bo dàn lạnh của hệ thống.
– Lỗi kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh
UA: Lỗi do vượt quá số dàn lạnh, v.v…
– Kiểm tra lại số lượng dàn lạnh.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
– Không tương thích giữa dàn nóng và dàn lạnh.
– Không cài đặt lại board mạch dàn nóng khi tiến hành thay thế.
– Trùng lặp địa chỉ ở remote trung tâm.
– Kiểm tra lại địa chỉ của hệ thống và cài đặt lại.
UE: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa remote điều khiển trung tâm và dàn lạnh.
– Kiểm tra tín hiệu giữa dàn lạnh và điều khiển trung tâm.
– Lỗi truyền tín hiệu của điều khiển chủ (master).
– Lỗi bo điều khiển trung tâm.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
UF: Hệ thống lạnh chưa được lắp đúng, không tương thích dây điều khiển / đường ống gas.
– Kiểm tra tín hiệu giữa dàn lạnh và dàn nóng
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Van chặn chưa mở.
– Không thực hiện chạy kiểm tra hệ thống.
UH: Sự cố về hệ thống, địa chỉ hệ thống gas không xác định.
– Kiểm tra tín hiệu dàn nóng – dàn lạnh, dàn nóng – dàn nóng.
– Lỗi board mạch dàn lạnh.
– Lỗi board mạch dàn nóng.
Trên đây là một vài mã lỗi điều hòa. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp quý khách sẽ có những biện pháp sử dụng và vệ sinh điều hòa hợp lý trong những ngày nắng nóng.
Qúy Khách có nhu cầu tư vấn và sửa chữa hãy liên hệ với chúng tôi.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT DAIKIN
Hotline : 0982560664   –  0846996113
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *